Vấn đề biện chứng con người và xây dựng con người mới ở nước ta



* Vấn đề biện chứng về con người

Vấn đề con người luôn là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong các học thuyết triết

học. Khi đề cập đến con người, các quan điểm của triết học trước Mac đã tách rời và tuyệt đối hóa 1 trong

2 yếu tố của con người là yếu tố sinh lý và yếu tố tâm lí chẳng hạn như: chủ nghĩa duy tâm chỉ coi trọng

hoạt động tâm lí, quy bản chất con người về linh hồn, coi linh hồn là bất tử. Trong khi đó, quan điểm

duy vật lại đề cao yếu tố sinh lý, coi con người là 1 thực thể tự nhiên sinh vật, cho rằng tâm lí, ý thức con

người hoàn toàn lệ thuộc vào cơ thể, hoàn cảnh sống của con người; Đồng thời, xem xét con người 1 cách

chung chung, trừu tượng, con người phi lịch sử, phi giai câó, phi dân tộc. Do đó không thấy được bản chất

xã hội của con người.

Đến khi triết học Mác-Lênin ra đời, mới có được quan điểm toàn diện, sâu sắc về vấn đề con người.

Chủ nghĩa Mác xuất phát từ hoạt động vật chất của con người để hiểu con người, tức là xuất phát từ con

người để hiểu thực tiễn, con người hiện thực, con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm

của xã hội. Nói một cách khác, chủ nghĩa Mác xem xét con người trên cả hai phương diện sinh học và xã

hội học. Quan điểm của triết học Mac-Lênnin về bản chất của con người được thể hiện như sau:

 a) Con người là 1 thực thể thống nhất giữa mặt tự nhiên sinh vật và mặt xã hội

 - Theo quan niệm của Triết học Mac, con người vừa là 1 sản phẩm tiến hóa của tự nhiên, vừa là một

sản phẩn của lịch sử cho nên bản chất con người là 1 thể thống nhất của 2 mặt: tự nhiên sinh vật và xã

+ Mặt tự nhiên sinh vật: con người là sản phẩm tiến hóa của tự nhiên, là 1 thực thể tự nhiên sinh vật,

phải trải qua 1 quá trình tiến hóa lâu dài, dần dần tiến hóa thành con người. Sau khi xuất hiện, con người

phải sử dụng tự nhiên, họ phải tìm kiếm thức ăn, nước uống, nơi cư trú ... Vì vậy, con người phải mang

trong người đầy đủ đặc điểm tự nhiên sinh vật như: sự sinh, tử, quá trình trao đổi chất, ...

+ Mặt xã hội: Nếu như các loài sử dụng cái sẵn có có tự nhiên để tốn tại thì con người phải bằng lao

động để tạo ra cái mình cần. Do đó, trong lao động mà dần dần hình thành nên mặt xã hội của con người.

Bản chất xã hội của con người được thể hiện bằng năng lực lao động của họ, bởi vì lao động là nguồn gốc

của mọi giá trị vật chất, tinh thần, lao động là nguồn gốc của ngôn ngữ, ý thức, là cơ sở hình thành nên các

quan hệ xã hội. Cho nên, con người phải khẳng định giá trị của mình bằng năng lực lao động của bản thân.

Nói một cách khác, năng lực lao động thể hiện mặt bản chất xã hội của con người.

Theo Mác, xã hội suy cho cùng là sản phẩm của sự tác động qua lạigiữa những con người. Con người

tạo ra xã hội, là thành viên của xã hội. Mọi biểu hiện sinh hoạt của con người là biểu hiện và là khẳng định

của xã hội.

Thực thể sinh vật và thực thể xã hội ở con người không tách khỏi nhau, trong đó thực thể sinh vật

là tiền đề mà trên cái tiền đề đó thực thể xã hội tồn tại và phát triển. Bản chất con người không phải là

1 cái cho sẵn, cố định, bất biến mà nó được hình thành, phát triển dần dần trong lịch sử. Quá trình này

chịu sự chi phối của 3 hệ thống quy lật bao gồm: các quy luật xã hội, quy luật tâm lý ý thức và quy luật tự

nhiên sinh vật. Nhờ đó mà 2 mặt của bản chất con người tự quy định, chế ước lẫn nhau, cùng nhau phát

triển. Một mặt, bản chất tự nhiên được biểu hiện qua các nhu cầu tự nhiên (như ăn, uống, ngủ, ...) để thỏa

mãn những nhu cầu này thì con người phải tiến hành lao động, thông qua lao động mà mặt xã hội sẽ hình

thành và phát triển. Ngược lại, nhờ lao động mà con người thỏa mãn được các nhu cầu tự nhiên của mình,

làm cho mặt tự nhiên của họ càng hoàn thiện hơn. Nhưng thỏa mãn được nhu cầu này lại làm nảy sinh

nhu cầu khác cao hơn.

b) Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội

Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người luôn tham gia vào 3 loại quan hệ cơ bản: quan hệ

giữa mình với tự nhiên, quan hệ giữa mình với xã hội và quan hệ giữa mình với mọi người. Cả 3 loại quan

hệ này đều mang tính xã hội, nó thẻ hiện tính hơn hẳn của con ng so với động vật nên chỉ trong các hệ

thống các quan hệ xã hội thì bản chất con ng mói đc bộc lộ một cách đầy đủ nhất, do đó, Mác nói, bản chất

con người không phải là 1 cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản

chất con ng là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Luận điểm này được hiểu như sau:

- Bản chất cong người là 1 cái chung, là cái bản chất mang tính tộc loài của con người, chứ không phải

là bản chất cá nhân.

- Mối quan hệ của mặt tự nhiên và xã hội:

15

- Bản chất con ng phải được xem xét trong tính hiện thực của nó. Đó là những con người hiện thực, cụ

thể và sống động với 1 nền tảng sinh học nhất định.

- Trong 2 mặt của bản chất con người thì mặt tự nhiên sinh vật chỉ là điều kiện, còn mặt xã hội mới là

thực chất cho nên bản chất con người mói là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội trên 1 nền tảng tự nhiên

sinh vật nhất định.

Quan điểm của C.Mác cho thấy:

 - Bản chất con người hình thành và thể hiện ở những con người hiệnthực. Đấy là những con người cụ

thể, sống trong những điều kiện cụ thể mà ở đó những mặt khác nhau tạo nên bản chất của con người sẽ

được bộc lộ ở những mức độ cụ thể.

 -Tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành nên bản chấtcủa con người. Các quan hệ này

không kết hợp với nhau theo phép tính cộng mà chúng tổng hoà , nghĩa là chúng có vị trí, vai trò khác

nhau nhưngchúng không tách rời nhau, mà tác động qua lại lẫn nhau, thâm nhập lẫn nhau. Khi các quan

hệ xã hội thay đổi thì sớm hay muộn bản chất của conngười cũng có sự thay đổi.

Như vậy, bản chất của con người không phải được sinh ra mà được sinh thành , nó hình thành và thay

đổi theo sự hình thành và thay đổi củacác quan hệ xã hội, trong đó trước hết và quan trọng nhất là các

quan hệ thuộc lĩnh vực kinh tế.

Cho nên không có con người trừu tượng , thoát ly mọi điều kiện, hòan cảnh lịch sử xã hội. Con người

luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Chỉ

trong toàn bộ mối quan hệ đó ( như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại ; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ

cá nhân gia đình,xã hội ) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất của mình.

Cần chú ý hai điểm :

- Khi khẳng định bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, không được phủ nhận mặt

tự nhiên, cái sinh học trong việc xác định bản chất của con người. Thỏa mãn càng tốt nhu cầu sinh học, thì

hành vi xã hội của con người ngày càng văn minh hơn . ( Nhu cầu lợi ích vật chất )

- Khi nhấn mạnh bản chất xã hội của con người cần chú ý đến tính riêng biệt và phong phú của mỗi cá

nhân được quy định bởi tư chất di truyền, yếu tố bản năng và trực giác, yếu tố tự ý thức, cái “ tôi” của chủ

thể .(Nhu cầu lợi ích tinh thần )

Do đó: Muốn thay đổi bản chất con người phải thay đổi các quan hệ xã hội mà con người đang sống.

Bản chất của con người không phải là cái gì đó đã kết thúc, đã hoàn thiện một lần là xong, mà là cả một

quá trình con người không ngừng hoàn thiện khả năng tồn tại của mình .

 Cái sinh học của con người là nơi phát sinh và chứa đựng rất nhiều nhu cầu, mà những nhu cầu này

thường là vượt ra ngoài khuôn khổ của xã hội. Và vì vậy nó cần có sự chế ước lẫn nhau, tạo thành nội dung

cuộc sống nội tâm của con người. Sự chế ước lẫn nhau này được xem là trung tâm điều tiết phẩm hạnh của

con người sao cho phù hợp với các quy phạm pháp luật, các chuẩn mực xã hội và dư luận đạo đức. Tất cả

những điều này phải thông qua hàng loạt mối quan hệ ứng xử giữa cá nhân, tập thể và xã hội. Chính vì vậy

bản chất của mỗi con người cụ thể chỉ có thể được nhận thức thông qua quan hệ xã hội của nó .

c) Con ng vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử

Chủ nghĩa duy vật trước Mác đã rất tiến bộ khi cho rằng con ng là sản phẩm của hoàn cảnh, của giáo

dục. Tức là con ng là sản phẩm của lịch sử. Tuy nhiên, cái quan trọng hơn ở đây lại là con ng còn là chủ thể

của lịch sử. điều này thì CN duy vật trước Mác chưa hề biết đến. Do đó, khi phê phán chủ nghĩa duy vật

siêu hình, Mac đã chỉ rõ: CNDV đã chỉ ra rằng con ng là sản phẩm của hoàn cảnh, của giáo dục nhưng nó

lại quên mất rằng chính con ng làm thây đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng phải được giáo dục.

Từ đó, Mac cho rằng phải làm cho hoàn cảnh ngày càng có tính ng nhiều hơn.

Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng

mang tính người nhiều hơn. Hòan cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến

con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định

hướng giáo dục. Thông qua đó con người tiếp nhận hòan cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn

cảnh trên nhiều phương diện khác nhau như : hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự

phát triển các phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy…

* Vấn đề xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay

16

Theo HCM, muốn xây dựng CNXH thì cần phải có những con người XHCN cho nên con ng vưa là mục

tiêu, vừa là động lực của CM. Con ng mới XHCN phải là những con ng đủ đức, đủ tài. Tức là con ng phát

triên toàn diện về nhân cách.

Trong thời kì đổi mói, trước những nguy cơ thách thức, cũng như những cơ hội mới, Đảng ta tiếp tục

quán triệt quan điểm xây dựng con người mới phát triển toàn diện về nhân cách. Đó là những con người

cường tráng về thể chất, phát triển cao về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, phong phú về đời sống tinh thần,

lao động sáng tạo với năng suất cao. Trong Nghị quyết TW5 khóa VIII và trong kết luận Hội nghị TW10

khóa IX, Đảng đã đưa ra 5 đặc trưng cơ bản của con người VN mới.

Một là, Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội, có ý

chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèonàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp

đấu tranh vìhoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Hai là, Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.

Ba là, Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực,nhân nghĩa tôn trọng kỷ cương

phép nước, quy ước của cộng đồng; có ýthức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

Bốn là, Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sángtạo, năng suất cao vì lợi

ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

Năm là,Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn,trình độ thẩm mỹ và thể lực.

Để đạt được điều này người Việt Nam đã và đang tập trung đầu tư vào những lĩnh vực chủ yếu nhất

của xã hội, đó là:

 - Trên lĩnh vực kinh tế:Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là vận dụng một trong những quy luật nền tảng xây dựng con người

mới là: Xây dựng con người phải thông qua cơ chế lao động. Việcphát triển nền kinh tế nhiều thành phần

theo định hướng xã hội chủ nghĩakhông chỉ tạo công ăn việc làm cho mọi người mà còn thông qua cơ chế

thị trường với những đòn bẩy kinh tế để kích thích năng lực lao động làm việc cho mình và cho xã hội.

 - Trên lĩnh vực chính trị: Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xãhội trên nền tảng của chủ nghĩa

Mác Lênin, tư tưởng HCM.

- Trên lĩnh vực xã hội: Giải phóng con người khỏi sự thao túng của các quan hệ xã hội cũ đã lỗi thời,

kế thừa truyền thống tốt đẹp, xây dựng hệ thống những chuẩn mực quan hệ mới.

- Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo - khoa học, công nghệ: Giáo dục và đào tạo - khoa học, công nghệ

được coi là "quốc sáchhàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài", "là nền

tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước".

- Trên lĩnh vực văn hoá: "Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được coi vừa là mục

tiêu, vừa là động lực của sự phát triểnkinh tế - xã hội. Mọi hoạt động của văn hoá nhằm xây dựng con

người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất,năng lực sáng tạo,

có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôntrọng nghĩa tình, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng

đồng và xã hội".

Có thể nói xây dựng con người đang được người Việt Nam thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời

sống xã hội. Những lĩnh vực khác nhau có những trọng tâm khác nhau nhưng đều hỗ trợ nhau để hình

thành cuộc sống mới với những con người mới.