Quy luật mâu thuẫn



Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các

yếu tố, các thuộc tính bên trong mối sự vật hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

Quy luật mâu thuẫn hay quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được coi là hạt nhân

của phép biện chứng duy vật, bỏi vì nó nghiên cứu về nguồn gốc chung sự vật động, phát triển.

* Các khái niệm cơ bản:

- Mặt đối lập: là những mặt, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng trái ngược

nhau đang tồn tại 1 cách khách quan và phổ biến trong các sự vật, hiện tượng, chẳng hạn, trong 1 nguyên

tử có điện tích âm và điện tích dương là những mặt đối lập; trong xã hội có giai cấp cũng tồn tại những

mặt đối lập là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị; trong quá trình tư duy có đối mới, trì trệ; ....

- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: là tính quy định, ràng buộc lẫn nhau, sự nương tựa vào nhau và

làm tiền đề tồn tại cho nhau của các mặt đối lập. Mỗi một mặt đối lập này đều phải lấy mặt đối lập kia làm

tiền đề tồn tại cho mình, không có mặt này thì không có mặt kia và ngược lại. Sự thống nhất này còn bao

hàm sự đồng nhất giữa chúng, tức là chúng tương đồng, giống nhau nên có thể chuyển hóa vào nhau.

- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: là sự tương tác qua lại theo xu hướng phủ định, bài trừ nhau và

sự biến đổi theo những xu hướng trái ngược nhau của các mặt đối lập.

- Mâu thuẫn là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, cho nên mỗi 1 mâu thuẫn đều phải

bao gồm 2 mặt đối lập, 2 mặt này vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh qua lại với nhau. Do đó, mâu

thuẫn vừa là sự thống nhất, vừa là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

* Mâu thuẫn là nguồn gốc chung của quá trình phát triển.

- Mâu thuẫn luôn luôn là hiện tượng khách quan và phổ biến bởi vì trong mỗi một sự vật thì đều có

chứa chấp các mặt đối lập, chúng tương tác qua lại với nhau để tạo nên mâu thuẫn. Cho nên mâu thuẫn

tồn tại một cách khách quan trong lòng các sự vật, hiện tượng. Nếu như có một mâu thuẫn nào đó được

giải quyết mất đi thì lại xuất hiện mâu thuẫn mới thay thế cho nó, làm cho sự vật không lúc nào là không

chứa đựng mâu thuẫn. Cho nên mâu thuẫn là phổ biến.

- Khi một sự vật đang tồn tại một cách ổn định thì trong lòng nó các mặt đối lập còn đang thống nhất

với nhau, cho nên, thống nhất giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định tương đối của chúng. Tuy nhiên

sự thống nhất này chỉ mang tính tạm thời, tương đối.

- Các mặt đối lập đồng thời đấu tranh qua lại với nhau, nhờ cuộc đấu tranh này, sự vật sẽ dần dần

biến đổi, phát triển, cho nên đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là nguồn gốc đích thực của quá trình phát

triển, đấu tranh mới là tuyệt đối, vĩnh viễn. Thông qua cuộc đấu tranh này mà các mặt đối lập dần dần

chuyển hóa vào nhau, làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó cái cũ sẽ mất đi, cái mới sẽ ra đời thay

thế vào đó. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể

là 1 trong 2 mặt đối lập được chuyển hóa hay đồng hóa vào mặt còn lại, hoặc là mặt đối lập này tìm cách

để thủ tiểu mặt đối lập kia, hoặc là cả 2 mặt đối lập đều tự chuyển hóa theo những xu hướng riêng.

- Sau khi cái mới ra đời thay thế cái cũ, trong lòng nó lại dần dần hình thành nên những mâu thuẫn

mới. Lúc đầu chỉ là sự khác biện giữa các mặt nào đó. Sau đó, sự khác biệt chuyển hóa thành đối lập để từ

đó tạo ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn này sẽ phát triển và đến một lúc nòa đó thì đỏi hỏi phải được giải quyết.

* Các loại mâu thuẫn

Mỗi một sự vật đều chứa đựng trong mình nhiều mâu thuẫn khác nhau, chúng có vị trí, vai trò khác

nhau, có cách thức giải quyết khác nhau.

- Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét thì có Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài

+ Mâu thuẫn bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt bên trong sự vật và quyết định sự phát

triển của sự vật đó.

+ Mâu thuẫn bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa sự vật này với sự vật khác.

Tuy nhiên, sự phân chia trên chỉ là tương đối được xét trong những quan hệ cụ thể . Cùng một mâu

thuẫn nhưng xét trong mối quan hệ này là mâu thuẫn bên ngoài nhưng xét trong mối quan hệ khác lại là

mâu thuẫn bên trong. Thí dụ: Trong phạm vi nước ta mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân là mâu

thuẫn bên trong; còn mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước ASEAN khác lại là mâu thuẫn bên

ngoài. Nếu trong phạm vi ASEAN thì mâu thuẫn giữa các nước trong khối lại là mâu thuẫn bên trong. Vì

vậy để xác định một mâu thuẫn nào đó là mâu thuẫn bên trong hay mâu thuẫn bên ngoài trước hết phải

xác định phạm vi sự vật được xem xét.

Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài không ngừng có tác động qua lại lẫn nhau. Việc giải

quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài; việc giải quyết mâu

thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong. Thực tiễn cách mạng nước ta cũng cho

thấy: việc giải quyết những mâu thuẫn trong nước ta không tách rời việc giải quyết mâu thuẫn giữa nước

ta với các nước khác.

- Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, gồm mâu thuẫn cơ bản và mâu

thuẫn không cơ bản:

+ Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật và quy định bản chất,

sự vận động, phát triển của sự vật đó. Nghĩa là, mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi cơ

bản về chất.

+ Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn nảy sinh ở một mặt nào đó của sự vật, không quy định bản

chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nảy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về

chất .

- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất

định, gồm Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu

+ Mâu thuẫn chủ yếu: là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu một giai đoạn phát triển của sự vật, nó chi phối

sự vận động của các mâu thuẫn khác.

+ Mâu thuẫn thứ yếu: là mâu thuẫn hình thành ở một giai đoạn nào đó của sự vật và bị mâu thuẫn chủ

yếu chi phối.

- Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, gồm Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối

kháng

+ Mâu thuẫn đối kháng là những mâu thuẫn giữa các giai cấp các lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản đối

lập nhau. Giải quyết mâu thuẫn này bằng phương pháp đối kháng.

+ Mâu thuẫn không đối kháng là những mâu thuẫn giữa các giai cấp các lực lượng xã hội có lợi ích cơ

bản thống nhất với nhau, nhưng có mâu thuẫn về lợi ích không cơ bản, cục bộ tạm thời. Giải quyết mâu

thuẫn này bằng phát triển sản xuất vật chất, giáo dục, thuyết phục.

Từ sự phân tích trên có thể rút ra thực chất quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập như

sau: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những

mâu thuẫn trong bản thân nó; sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận

động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời thay thế

* Ý nghĩa phương pháp luận

- Để hiểu đúng bản chất sự vật và xác định đúng phương thức cải tạo, biến đổi sự vật, chúng ta phải

phân tích mâu thuẫn của sự vật, tìm ra những mặt đối lập và khuynh hướng tác động của chúng. Khi phân

tích mâu thuẫn phải xuất phát từ bản thân sự vật tức là quán triệt quan điểm khách quan khi xem xét mâu

thuẫn.

- Khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của mâu thuẫn và vị trí, vai trò

cũng như xu hướng tác động của các mặt đối lập tức là phải quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể trong

việc xem xét mâu thuấn.

- Phải xác định đúng phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn phù hợp với

mâu thuẫn của từng sự vật ở mỗi giai đoạn cụ thê, chống cả 2 biểu hiện sai lầm, nóng vội, chủ quan duy ý

trí và trì trệ bảo thủ trong việc giải quyết mâu thuẫn.

- Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Phải tìm ra các hình thức giải

quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ

thể.