Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai
đoạn phát triển lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với lực
lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng lên trên những
quan hệ sản xuất đó. Như vâyh hình thái KT – XH chính là 1 XH cụ thể sống động, 1 chỉnh thể XH nó bao
gồm nhiều lĩnh vực, nhiều yếu tố hợp thành trong đó các yếu tố cơ bản của nó bao gồm llsx và qhsx, csht
và kttt. Ngoài ra mỗi hình thái kinh tế XH còn bao gồm những yếu tố cơ bản khác như vấn đề gia đình,
quan hệ gd, vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc, vấn đề tôn giáo, lĩnh vực sinh hoạt của đời sống XH…
Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội.
Hình thái kinh tế - xã hội là một xã hội cụ thể có kết cấu phức tạp, gồm những yếu tố cơ bản nhất là lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng trong sự liên hệ tác động qua lại để hình thành
nên 1 hệ thống các quy luật XH như quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX,
quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT…. Dưới sự tác đông của hệ thống quy luật này
mà các hình thái kinh tế xã hội không ngừng phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao làm cho lịch sử xã
hội loài người lần lượt trải qua 5 hình thái kinh tế xh, cs nguyên thủy -> chiếm hữu nô lệ-> Phong kiến ->
TBCN -> Cộng sản chủ nghĩa
- Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Sự phát triển của
hình thái kinh tế - xã hội xét đến cùng là do lực lượng sản xuất quyết định.
- Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản, quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn
khách quan để phân biệt chế độ xã hội này với chế độ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một
kiểu quan hệ sản xuất tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất.
- Những quan hệ sản xuất của một xã hội cụ thể hợp thành cơ sở hạ tầng, trên đó hình thành nên kiến
trúc thượng tầng xã hội, mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh
ra nó. Ngoài những yếu tố cơ bản của xã hội trên còn có những quan hệ khác như quan hệ dân tộc, quan hệ
gia đình
Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên
1. Sự vận động, phát triển và thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử do sự tác
động của các quy luật khách quan chi phối Các yếu tố cơ bản hợp thành một hình thái kinh tế - xã hội có
quan hệ biện chứng với nhau hình thành nên những quy luật phổ biến của xã hội: quy luật về sự phù hợp
của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định
kiến trúc thượng tầng v.v.. Chính do sự tác động của các quy luật đó, mà các hình thái kinh tế - xã hội vận
động phát triển và thay thế nhau từ thấp lên cao như một quá trình lịch sử tự nhiên.
2. Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội
thì quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất có vai trò
quyết định nhất. Nó vừa bảo đảm tính kế thừa trong sự phát triển tiến lên của xá hội, vừa biểu hiện tính
gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử.
3. Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên được quy định bởi những quy luật chung cho chúng ta nhìn
thấy lôgíc của lịch sử thế giới. Nhưng quá trình lịch sử cụ thể vô cùng phong phú, có hàng loạt những yếu
tố làm cho quá trình lịch sử đa dạng và thường xuyên biến đổi.
Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội.
Hình thái kinh tế - xã hội là một xã hội cụ thể có kết cấu phức tạp, gồm những yếu tố cơ bản nhất là lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng trong sự liên hệ tác động qua lại.
- Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Sự phát triển của
hình thái kinh tế - xã hội xét đến cùng là do lực lượng sản xuất quyết định.
- Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản, quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn
khách quan để phân biệt chế độ xã hội này với chế độ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một
kiểu quan hệ sản xuất tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất.
- Những quan hệ sản xuất của một xã hội cụ thể hợp thành cơ sở hạ tầng, trên đó hình thành nên kiến
trúc thượng tầng xã hội, mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh
ra nó. Ngoài những yếu tố cơ bản của xã hội trên còn có những quan hệ khác như quan hệ dân tộc, quan hệ
gia đình
- Quá trình này diễn ra một cách tất yếu khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người nó tương
tự như quá trình phát triển của tự nhiên nên Mac gọi quá trình này là quá trình lịch sử tự nhiên. Quá
trình lịch sử tự nhiên diễn ra theo trình tự sau: sự phát triển của nó được bắt đầu từ sự phát triển của llsx
từ đó dẫn đến mau thuẫn giữa llsx và qhsx lỗi thời. Khi đó dưới sự tác động của quy luật sản xuất về sự
phù hợp của QHSX với trình độ của LLSX, QHSX mới ra đời thay thế cho QHSX cũ làm cho PTSX thayddooir
dẫn đến sự thay đổi của CSHT XH. Khi đó dưới sựu tác động của quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa
CSHT và KTTT đòi hỏi KTTT mới ra đời thay thế cho KTTT cũ. Khi các yếu tố cơ bản của hình thái kinh tế
xh đã thay đổi thì sớm hay muộn các yếu tố còn lại của nó cũng thay đổi theo làm cho 1 hình thái kinh tế
XH mới ra đời thay thế cho hình thái KT – XH cũ. Tuy nhiên quá trình lịch sử tự nhiên vẫn có tính đặc thù
riêng so với sự tiến hóa của giới tự nhiên ở chỗ làm cho toàn bộ quá trình phát triển của XH được thực
hiện thông qua các hoạt động có ý thức con người nhưng điều đó ko làm mất đi tính tất yếu khách quan
của quá trình lịch sử tự nhiên mà ngược lại hoạt động có ý thức của con người vẫn phải tuân thủ các quy
luật khách quan.
Quá trình lịch sử tự nhiên vừa là 1 quá trình mang tính thống nhất chung, tính toàn nhân loại nhưng
đồng thời nó cũng diễn ra một cách phong phú đa dạng và nhiều vẻ. Tính thống nhất của nó được thể hiện
ở chỗ đây là tiến trình lịch sử chung của nhân loại nó chi phối mọi dân tộc nên vào từng thời kì lịch sử
thì luôn nổi lênkhuynh hướng lịch sủ chung nào đó chi phối các dân tộc từ đó tạo nên các thời đại lịch sử.
Nhưng sự phát triển cụ thể của mỗi dân tộc ngoài việc tuân thủ khuynh hướng chung thì chịu sự tác động
bởi những điều kiện đặc thù về địa lí, văn hóa, tín ngưỡng nên chúng diễn ra 1 cách đa dạng, nhiều vẻ với
các biểu hiện như:
+các dân tộc khác nhau tiến đến 1 hình thái kinh tế XH cụ thể nào đó những thời điểm khác nhau nên
cùng 1 lúc có thể đồng thời tồn tại nhiều chế độ chính trị khác nhau.
+Thời gian tồn tại của cùng 1 hình thái kinh tế xh ở nỗi nơi một khác.
+ Cùng 1 hình thái kinh tế XH nhưng biểu hiện mỗi nơi một khác.
+ Một dân tộc không bắt buộc phải tuần tự trải qua cả 5 hình thái KT-XH mà nó có thể bỏ qua 1 vài
hình thái KT-XH nào đó.