Mối quan hệ biện chứng của vật chất và ý thức.



Trước Mác, cũng đã có nhiều quan điểm khác nhau về vật chất. Ví như Chủ nghĩa duy tâm quan niệm

vật chất là sản phẩm của bản nguyên tinh thần; Chủ nghĩa duy vật cổ đại đã đồng nhất vật chất với những

dạng tồn tại cụ thể của vật chất. Thí dụ: nước (quan niệm của Talet); không khí (quan niệm Anaximen);

lửa (quan niệm của Hêraclit); nguyên tử (quan niệm của Đêmôcrit); ....

Đến cuối Thế kỉ 19, Các phát minh khoa học mới gây ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật

lý học. Trước hoàn cảnh đó, trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” (năm

1909), Lênin đã đưa ra 1 định nghĩa kinh điển về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học

dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của

chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

Vật chất tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động để thể hiện sự tồn tại của mình.Không

thể có vật chất không vận động và không có vận động ở ngoài vật chất.Đồng thời vật chất vận động trong

không gian và thời gian.Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất,là thuộc tính chung vốn

có của các dạng vật chất cụ thể .

Ý thức sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội. Bản chất của ý thức là hình

ảnh chủ quan của thế giới khách quan,là sự phản ánh tích cực,tự giác,chủ động,sáng tạo thế giới khách

quan và bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn.Chính vì vậy,không thể xem xét hai phạm trù này

tách rời,cứng nhác, càng không thể coi ý thức (bao gồm cảm xúc,ý chí,tri thức,….) là cái có trước ,cái sinh

ra và quyết định sự tồn tại ,phát triển của thế giới vật chất.

Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng sâu sắc, có sự tác động qua lại lẫn nhau, trong đó

vật chất quyết định ý thức nhưng ý thức có thể tác động tích cực trở lại vật chất.

* Vật chất quyết định ý thức:

Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, sinh ra và quyết định ý thức. Ý thức là cái

có sau, là phản ánh của vật chất và phụ thuộc vật chất. Sự quyết định của vật chât đối với ý thức được thể

hiện ở chỗ:

- Vật chất quyết định sự hình thành của ý thức bởi lẽ vật chất là nguồn gốc của ý thức, các yếu tố tạo

thành nguồn gốc tự nhiên và xã hội của ý thức đều do bản thân thế giới vật chất hoặc những dạng tồn tại

của vật chất tạo ra.

- Vật chất quyết định nội dung của ý thức.

- Vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức.

Như vậy, từ quan điểm trên, chúng ta phải rút ra một nguyên tắc phương pháp luận, đó là: trong mọi

hoạt động của mình, con người phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, phải tôn trọng và hành động theo các

quy luật khách quan, phải kiên quyết đấu tranh chống lại chủ nghĩa chủ quan duy ý trí.

* Sự tác động trở lại của ý thức lên vật chất: ý thức sau khi được hình thành dưới sự quyết định

của vật chất thì nó có tính độc lập tương đối. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp làm thay đổi được

hiện thực, muốn thay đổi hiện thực cần phải có hoạt động vật chất. Song do mọi hoạt động của con người

đều được ý thức chỉ đạo, nên ý thức trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan trên cơ sở đó

giúp con người xác định mục tiêu, phương hướng, lựa chọn biện pháp, công cụ ... để thực hiện mục tiêu

của mình. Nhờ đó nó có thể tác động trở lại lên vật chất theo 2 hướng:

- Nếu ý thức phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan thì nó có thể thúc đẩy sự phát triển của hiện

thức khách quan.

- Nếu ý thức phản ánh sai lệch, xuyên tạc các quy luật khách quan thì nó lại kìm hãm sự phát triển của

hiện thực khách quan.

VD: Thuyết địa tâm coi trái đất là trung tâm của vũ trụ đã làm kìm hãm sự phát triển của thế giới.

Tuy nhiên, đứng trên quan điểm nhất nguyên luận duy vật biện chứng, cần nhấn mạnh: tính sáng tạo

và sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất và nằm trong khuôn khổ và theo quy luật của cái phản

ánh, xét cho cùng vẫn do vật chất quyết định. Điều này có nghĩa là tự bản thân ý thức không thể làm thay

đổi bất cứ điều gì trong hiện thực khách quan, ý thức chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện vật chất nhất

định, chỉ có thể làm thay đổi hiện thực khách quan, khi thông qua lực lượng vật chất và được tổ chức

thực hiện trong hoạt động thực tiễn của con người. Nếu không, sẽ mắc sai lầm của chủ nghĩa duy tâm, chủ

nghĩa chủ quan duy ý chí.

Từ quan điểm trên, chúng ta cần phải rút ra một nguyên tắc phương pháp luận, đó là: đề cao vai trò

của nhân tố sáng tạo chủ quan của con người. Dó đó cần phải tích cực học tập, bồi dưỡng để nâng cao

trình độ học vấn chuyên môn của mình; phải phổ biến tri thức khoa học và giác ngộ lí luận cách mạng cho

quần chúng, đồng thời, phải đấu tranh để khắc phục chủ nghĩa duy vật tầm thường, siêu hình cơ giới và

máy móc.