Thuyết ý niệm của Platon
Platon (427-347 TCN), ông là đại biểu của chủ nghĩa duy tâm khách quan, là đường lối triết học đối
lập của chủ nghĩa duy vật chất phác.Được Angghen gọi là đường lối Platon.
Thuyết ý niệm:
Tư tưởng triết học: thuyết ý nghĩa của Platon giống Đêmôcrit. Platon cho rằng: tồn tại là vĩnh viễn
và bất biến, tồn tại là đa nhưng tồn tại không phải là vật chất mà tồn tại là tinh thần, tồn tại đó được gọi là
ý niệm. Theo ông ý niệm là những bản chất tinh thần có trước các vật cảm tính và là cơ sở sản xuất ra các
vật cảm tính.Các ý niệm tồn tại vĩnh viễn, không sinh ra, không mất đi. Để ý niệm sinh ra các vật cảm tính
thì theo Platon cần phải có vật chất tức là chất liệu mà từ đó sự vật sinh được sinh ra trong đó ý niệm là
cái chủ động, tích cực, sáng tạo, còn vật chất chỉ là cái thụ động, điều kiện để sinh ra các vật cảm tính. Cho
nên, nếu ý niệm là tồn tại thì vật chất là cái không tồn tại các ý niệm bằng cách in dấu của mình nên vật
chất để từ đó tạo ra môt lớp các sự vật giống nhau theo khuôn mẫu của nó.
Như vậy, số lượng các ý niệm tương đương các lớp sự vật tương đương. Như vậy, các sự vật cảm tính
không phải là tồn tại, không phải là cảm tính, chúng là cái bóng của ý niệm mà thôi nên gọi là học thuyết là
duy tâm khách quan.
Lý luận nhận thức của Platon: quan niệm duy tâm về linh hồn của con người. Ông cho rằng linh hồn
thuộc về ý niệm do đó linh hồn là bất tử, nó có thể trú ngụ ở những cơ thể, những kiếp khác nhau. Tri thức
của linh hồn là tri thức về ý niệm, là những cái mà nó biết trong thế giới ý niệm.Cho nên, tri thức của linh
hồn là tri thức chiêm nghiệm. Từ đó Platon phân nhận thức ra làm 2 loại:
+Nhận thức cảm tính: chỉ đem lại cho con người sự hiểu biết về thế giới hiện tượng.
+ Nhận thức lý tính: là sự nhận thức của linh hồn, sau khi linh hồn du nhập vào cơ thể con người,
nó bị cơ thể che lấp cho nên để linh hồn nhận thức thì cần phải đánh thức nó, phải làm cho nó hồi tưởng
lại những cái mà nó biết từ trước trong thế giới ý niệm. Để đánh thức linh hồn người ta phải sử dụng
phương pháp Dialastic.